Tiểu sử một chiếc chuông

Du lịch Mỹ– Tại tòa nhà Độc lập ở Philadenphia. Pennsylvania, nơi bản Tuyên ngôn Độc lập, đặt một kỷ vật vô giá của lịch sử nước Mỹ, chiếc chuông Giải Phóng, đã tuyên bố khai sinh ra quốc gia này vào ngày 8 tháng 7 năm 1776.

 

Với chu vi khoảng 12 feet và nặng hơn một tấn. Trên đó khắc dòng chữ “Tuyên bố giải phóng toàn lãnh thổ, toàn bộ dân cư sống nơi đây”. Mặc dù nó cũng gần gũi với người dân Mỹ như Tuyên ngôn Độc lập nhưng Chuông Giải Phóng, giống như nhiều người Mỹ, cũng là một vật nhập cư, không được và luôn luôn biết đến bằng cái tên hiện tại. Nguyên bản của nó là Chuông Quốc hội Cũ hay Chuông hàng Tỉnh.

 

Du lich My

 

Trở lại năm 1751 các nhà lãnh đạo phái dân sự ở Philadenphia quyết định xây một tháp chuông, một căn gác lớn, và đúc một chiếc chuông cho tòa nhà của bang. Họ mong đợi có một chiếc chuông xứng đáng cho lễ kỷ niệm lần thứ 50 của tỉnh Pennsyvania. Họ đã đặt hàng một chiếc chuông đồng ở một xưởng đúc nổi tiếng của Luân Đôn. Trong bản đặt hàng viết rõ: :”Phải dùng những tay nghề thạo nhất và kiểm tra cẩn thận trước khi giao hàng”.

 

Năm 1752 chiếc chuông mới này được chuyển tới Anh một các an toàn nhưng khi thử tiếng gõ đầu tiên của nó đã bị vỡ. Không thể trì hoãn để đưa trở lại nước Anh, các quan chức cho gọi một hiệp thợ ở Philadenphia khắc phục chiếc chuông này. Nó đã được đúc lại hai lần trước khi hoàn thành lần cuối.

 

Ngày 8 tháng 7 năm 1776, Chiếc Chuông này đã rung lên đánh dấu sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 16 tháng 4 năm 1783, tiêng chuông kiêu hãnh thông báo sự tuyên bố hòa bình và nền độc lập giành được của nước Mỹ.

 

Trong mỗi sự kiện đại sự quốc gia, Chuông Giải Phóng góp âm sắc của mình tới quảng đại công chúng, năm 1789, là cuộc bầu cử của George Washington, năm 1797 là cuộc bầu cử của John Adam, năm 1799, khi George Washington mất và năm 1801 là cuộc bầu cử của Thomas Jefferson. Ngày 4 tháng 7 năm 1826, chiếc chuông đã tồn tại gần ba phần tư thế kỷ và quốc gia mà nó đã ngân lên khi khai sinh ra, nay đang độ sung sức ở tuổi 50. Âm thanh của nó trong dịp này thật sự cuốn hút. Sau đó, vào ngày 8 tháng 7 năm 1835, trong khi thông báo tang lễ của John Marshall, Chánh án Tòa án tối cao và là một trong những người ký tên trong bản Tuyên ngôn Độc lập chiếc chuông vĩ đại này đã gãy đôi.

 

E ngại vết gãy có thể phá hủy chiếc chuông lịch sử, các quan chức cho tháo nó từ trên tháo xuống. Từ sau đó, Chuông giải phóng mới được gọi cái tên như ngày nay.

 

Du lich My1

 

Kể từ đó, chiếc chuông vẫn được trưng bày nhưng không bao giờ ngân lên nữa. Trên thực tế thì không một ai còn sống mà đã từng nghe được âm hưởng của Chuông giải phóng, nó đã lặng câm từ năm 1835. Vết gãy từ thời đó được ngăn ngừa không cho rộng thêm bằng một phụ kiện cơ khí gọi là “con nhện” được lắp bên trong chiếc Chuông.

 

Mấy năm trước đây, xưởng đúc chuông ở Luân Đôn, nơi đã sinh ra chiếc chuông vĩ đại này đã đưa ra một lời để nghị hữu hảo- Chở chiếc Chuông quay lại nước Anh, nấu chảy ra và đúc lại miễn phí cho nước Mỹ. Những nhà lưu giữ chiếc chuông này đã cân nhắc lời đề nghị  rất cẩn trọng trước khi đưa ra câu trả lời. Sau đó họ quyết định, chiếc Chuông Giải Phóng với vết gãy đó là biểu tượng hi vọng cho cuộc đấu tranh của nước Mỹ tự do. Như nét mặt một con người và những nếp nhăn là những dấu hiệu của xáo động và căng thẳng mà anh ta đã trải qua nên vết nứt ở Chuông Giải Phóng sẽ nhắc nhở người Mỹ rằng cha ông họ  giành lấy tự do cho đất nước, cho nhân dân mình không những chịu những giằng xé cam go và thậm chí là những tổn thất nghiêm trọng. Vì thế, thay mặt nhân dân Mỹ, các quan chức đã cảm ơn lời đề nghị hào hiệp của xướng đúc Luân Đôn đó, nhưng xin từ chối và nói thêm ” Chúng tôi muốn một chiếc chuông mà như nó đang có, kể cả vết nứt. Nó là một phần quan tọng trong di sản của chúng tôi.

Theo Lễ hội ở Mỹ