“Chúng ta không cần dùng đến bạo lực. Không được tự hạ thấp mình bằng lòng hận thù. Tình y êu sẽ trở về thay vì căm ghét”.
Vào tháng 12 năm 1955, Martin Luther King, Jr. vừa nhận bằng tiến sĩ thần học. Ông chuyển đến Montgomery, Alabama để thuyết giáo một nhà thờ theo phái rửa tội. Ông thấy ở đây, cũng như nhiều bang miền nam khác, người Mỹ gốc Phi phải ngồi ở hàng ghế hạng thấp trên xe buýt công cộng. Tiến sĩ King thấy rằng điều này đã vi phạm những quyền của người Mỹ gốc Phi. Ông liền tổ chức và lãnh đạo một cuộc tẩy chay xe buýt công cộng ở thành phố Montgomery. Bất cứ ai, dù da đen hay da trắng, dã từng phản đối phân biệt chủng tộc đều từ chối dùng phương tiện công cộng này. Những người tham gia tẩy chay bị đe dọa, bị tấn công bởi nhóm người khác, thậm chí bị cảnh sát bắt cóc và tống giam. Sau một năm tẩy chay hệ thống xe buýt, tòa án Tối cao tuyên bố luật phân biệt đối xử với bang Alabana là không hợp hiến.
Ở miền Nam, người Mỹ gốc Phi không chi bị chỉ trích phân biệt đối xử trên xe buýt. Họ còn chịu những chênh lệch trong điều kiện nhà ở và nhiều nhà hàng, khách sạn cũng từ chối họ.
Năm 1957, tiến sĩ King tổ chức Hội nghị Giới lãnh đạo Thiên chúa giáo Miền Nam, rồi trở về thành phố quê hương Atlanta, bang Georgia. Đây chính là khởi đầu Phong trào Các quyền Dân sự. Những năm sau đó ông tiếp tục tổ chức những cuộc phản đối phọ bạo lực chống lại sự dối xử bất bình đẳng đối với ngời Mỹ gốc Phi. Triết lý của ông là hòa thuận, và ông liên tục nhắc nhở đối với các học trò của mình rằng cuộc đấu tranh của họ sẽ thắng lợi mà không cần đến đổ máu. Tuy nhiên, ông và bạn vè của ông thường xuyên bị đe dọa và tấn công. Các cuộc biểu tình thường bắt đầu một cách hòa bình nhưng lại kết thúc trong bạo lực và ông cùng nhiều người khác thường xuyên bị bắt giữ.
Ngày 23 tháng 8 năm 1963, một đám đông hơn 250.000 người tập tủng ở Washington D.C và kéo đến tòa nhà Đồi Capitol ( trụ sở Nghị viện) để ủng hộ việc thông qua những đạo luật đảm bảo quyền công dân bình đẳng đối với mọi người Mỹ. Martin Luther King luôn đi tiên phong trong “Cuộc diễu hành Washington”. Trên bậc tam cấp Đài tưởng niệm LIncoln hôm đó, tiến sĩ King đã đọc bài phát biểu mà sau này có tiêu đề là “Giấc mơ của tôi”. Cuộc diễu hành này là một trong những sự liên minh lớn nhất giữa người da trắng và người da đen, chưa từng thấy ở thủ đô này, và trong ngày diễu hành không hề có bạo lực.
Một năm sau, Đạo luật quyền Công dân năm 1964 được thông qua. Đó không phải là đạo luật quyền công dân đầu tiên đối với người dân Mỹ nhưng đó là đạo luật triệt để và hiệu lực nhất. Đạo luật này đảm bảo các quyền bình đẳng trong vấn đề nhà cửa, các hoạt động công cộng, quyền bầu cử và giáo dục phổ thông. Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước Pháp luật. Một ủy ban về quyền công dân sẽ giám sát các hoạt động và đảm bảo rằng những điều luật này có hiệu lực. Martin Luther King và hàng nghìn chiến hữu của ông giờ đây biết rằng họ đã không đấu tranh trong vô vọng.
Năm 1968, Martin Luther King bị ám sát trong khi ông đang lãnh đạo cuộc đình công của công dân ở Memphis, bang Tennesee. Không kể da đen, da trắng mà tất cả những người đã đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình và các quyền công dân đã bị sốc và tực giận. Cả thế giới đau buồn vì mất đi một con người đấy tranh cho hòa bình.
Theo Lễ hội ở Mỹ
Top Ten Du lịch Mỹ tổng hợp