Năm 1918, vào giờ thứ 11, của ngày thứ 11, tháng 11, cả thế giới vui mừng chào đón một ngày kỷ niệm. Sau bốn năm chiến tranh tương tàn, một hiệp định đình chiến được ký kết. “Cuộc chiến để kết thúc, mọi cuộc chiến” đã đi qua.
Ngày 11 tháng mười một được đặt thành ngày đình chiến ở Mỹ, để tưởng nhớ những hy sinh của những con người trong cuộc chiến gìn giữ hòa bình này. Trong ngày đình chiến, những người lính đã trải qua cuộc chiến, đi trong đoàn diễu hành ở các thị trấn quê hương họ. Các viên chức chính trị và cựu binh có bài phát biểu và tổ chức nghi lễ ghi ơn những người đã giành lại hòa bình cho đất nước.

Năm 1938, hai mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, Quốc hộ phê chuẩn Ngày Đình Chiến là lễ hội chính thức. Những người dân Mỹ đã thấy rằng cuộc chiến vừa qua chưa phải đã là cuối cùng. Năm sau, Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều tham gia vào cuộc chiến đẫm máu này.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Ngày Đình Chiến tiếp tục được cử hành vào ngày 11 tháng 11. Năm 1953 những người dân ở thị trấn Emporia, Kansas gọi nó là Ngày Cựu Chiến binh để ghi công những cựu chiến binh của thị trấn của họ. Sau đó ít ngày, Quốc hội thông qua kiến nghị của các nghị sĩ Kansas đổi tên ngày lễ quốc gia này thành Ngày Cựu Chiến Binh.
Vào Ngày Cựu Chiến Binh người dân Mỹ tỏ lòng biết ơn hòa bình. Có lễ hội và diễn văn, và vào 11h sáng, hàu hết người dân Mỹ cử hành phút mặc niệm trâm mặc tưởng nhớ những người đã chiến đấu vì hòa bình.

Sau khi Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, trọng tâm của các hoạt động lễ hội này gác bỏ. Ít hơn đi các cuộc diễu binh và lễ hội. Các cựu binh tập trung trước tượng đài Cựu chiến binh tại Việt Nam ở Washington D.C để dâng quà, trầm mặc trước tấm bia ghi tên tuổi bạn bè và họ hàng của họ, những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những gia đình đã mất đi những người con trai con gái thân yêu của mình trong các cuộc chiến thì suy nghĩ của họ càng hướng tới hòa bình và tránh đi cá cuộc chiến tranh trong tương lai hơn.
Các cựu chiến binh tổ chức các nhóm tương trợ như: America Legion and Veterans Foreign War (Lính Lê Dương Mỹ và các cựu binh trong các cuộc chiến ngoài nước Mỹ). Vào ngày Cựu Chiến Binh và Ngày Tưởng Niệm, các nhóm này gây quỹ cho các hoạt động từ thiện của mình, bằng cách bán những hoa anh túc giấy do các cựu binh thương tật làm ra… Loài hoa có màu đỏ sáng này đã trở thành biểu tượng của Chiến tranh thế giới I, sau khi cuộc chiến đẫm máu trên cánh đồng hoa anh túc được gọi là Flanders Field in Belgium ( Cánh đồng chiến trường ở Flanders ở Bỉ).
Theo Lễ hội ở Mỹ
Top Ten Du lịch Mỹ tổng hợp