Động thực vật của New Zealand
Nguyên thủy có tới 80% diện tích của New Zealand được bao phủ bởi rừng. Hiện nay còn 23%, phần lớn nằm trong các công viên quốc gia, công viên rừng và các khu bảo tồn. Một trong những nét thu hút chính của đất nước này là đời sống hoang dã, với rất nhiều loài độc đáo về thực vật, chim và côn trùng. Thiên nhiên ở New Zealand rất hấp dẫn và rất khác với những nơi khác trên thế giới.
Những loại cây nguyên thủy ở đây phần lớn là cây quanh năm xanh lá, bao gồm những loại cây có quả hình nón khổng lồ như cây caori, rimu và totara và một số loài cây sồi. Khoảng ba phần tư của các loài hoa ở đây rất độc đáo. Các loài cây ở vùng cận núi cao rất hấp dẫn các nhà thực vật học. Ở bờ biển có loại cây lanh nguyên thủy to lớn, cây toetoe và cỏ đồng hoang. Cây đước ở miền Bắc là cảnh vẫn thường thấy dọc đường, cũng như loài cây pohutukawa to lớn ở vùng ven biển. Những cây này được gọi là ‘cây Giáng sinh của New Zealand’ vì hoa màu đỏ của nó nở rộ vào tháng 12.
Giống vật có vú trên cạn nguyên gốc ở đây chỉ có hai loài dơi và một số loài chim không biết bay. Chim kiwi, loài chim quốc gia của New Zealand, được đặt tên theo tiếng kêu của chúng, là một loài chim ăn đêm. Giống chim này bằng cớ con gà mái nhỏ, với dấu vết còn lại của đôi cánh, đôi chân khỏe, và hai lỗ mũi ở đầu chiếc mỏ dài dùng để đánh hơi côn trùng.
Ở đây còn có loài cú nhỏ thổ sản, loài vịt Paradise nhiều màu, loài chim bói cá màu vàng xanh sặc sỡ, và nhiều loài chim biển khác. Nhưng những loài chim nguyên thủy phổ biến nhất ở đây lại rất khác với những giống họ hàng của chúng ở nước ngoài. Chim bồ câu đuôi quạt nhanh nhẹn thường đi theo những người bộ hành để ăn những loại côn trùng mà họ giết được; loài chim bồ câu bản xứ to lớn và nhiều màu; loài chim tui, một loài hót hay và hay nhại tiếng người, với một yếm thịt màu trắng trên cổ.
New Zealand có nhiều loài bò sát, tuy nhiên ở đây lại không có rắn và những loài bò sát có nọc độc hay có hại. Tất cả các loài côn trùng, nhện và ốc sên và các loài sâu ở đây đều rất độc đáo. Loài côn trùng nặng nhất ở đây là con weta, một loài vật lớn tương tự như con dế, trông rất dữ tợn nhưng lại vô hại. Những con ốc sên lớn và loài ếch còn tồn tại trong những môi trường cách biệt trên núi và các hòn đảo. Nhiều loài cá là độc nhất trong các vùng biển của New Zealand. Mùa màng nông nghiệp và gia súc là rất cần thiết cho nền kinh tế. Những cây thông đưa từ nước ngoài vào, được trồng với mục đích thương mại để lấy gỗ và làm bột giấy, đã giúp bảo vệ rừng tự nhiên, vì chúng mọc nhanh hơn các loài cây tự nhiên tại đây. Một số loài vật đưa từ nước ngoài vào đã phát triển nhanh đến mức người ta xếp chúng vào loài có hại vì những tác động của chúng đến thực vật tự nhiên và đời sống của loài chim. Con opossum (thú có túi ô-pết) nhập từ Úc đã tăng trưởng đến mức hiện nay có tới 50 triệu con ở New Zealand. Một số loài thực vật du nhập đã được coi như độc hại như cây kim tước và cây đậu chổi.
Có hơn 150 loài cây bản xứ, chiếm 10% số loài tại đây, và nhiều loài chim đang có nguy cơ diệt chủng. Cục Bảo tồn và những tổ chức bảo tồn phi chính phủ đã cùng làm việc với nhau để bảo tồn những loài này và giáo dục các công dân New Zealand và du khách trong vấn đề bảo tồn những loài sinh vật quý hiếm.
MỘT SỐ LOÀI CHIM ĐẶC BIỆT CỦA NEW ZEALAND
Chim Kiwi
Kiwi chỉ sống trên đất New Zealand. Mặc dù sống chủ yếu trong rừng của New Zealand, kiwi vẫn có mặt ở các bụi rậm và những đồng cỏ. Kiwi không hẳn là một loài chim. Nó là một giống không biết bay và sống về đêm, với một bộ lông bờm xờm giống tóc hơn là giống lông chim. Đây là loài chim duy nhất có lỗ mũi trên đầu mỏ. Đây là loài còn sót lại của một bộ chim cổ, trong đó có cả loài chim moa đến nay đã tuyệt chủng. Nó có kích thước bằng khoảng con gà mái, cân nặng từ 1 đến 3 kg, chim mái thường lớn hơn chim trống. Nó không có đuôi, với hai cánh bé xíu chỉ dài khoảng 5 cm. Mặc dù có bộ dạng vụng về, chim kiwi chạy được nhanh hơn người và đã đấu tranh để tồn tại nhờ tính cảnh giác và bàn chân có ba ngón sắc nhọn. Kiwi ăn sâu bọ, côn trùng và ấu trùng, thêm với các loại lá, trái cây và hạt. Có năm loại chim kiwi ở New Zealand, trong đó ba loại có liên quan mật thiết với nhau là Kiwi Nâu, Kiwi Đốm Nhỏ và Kiwi Đốm Lớn. Mùa kiếm ăn chính của kiwi là từ cuối Đông cho đến mùa Hè. Chúng có thể làm tổ trong những khúc cây rỗng, những hang tự nhiên hay những hang do con trống đào ra.
Mỗi tổ trứng có một đến hai trứng. Trứng có vỏ nhẵn, màu ngà hoặc màu trắng lục. Trứng kiwi khá lớn, với trọng lượng một quả trứng bằng khoảng một phần tư trọng lượng con chim mẹ. Khi quả trứng đầu tiên đẻ ra, chim trống sẽ ấp trứng và bảo quản tổ. Việc ấp trứng kéo dài khoảng 11 tuần, nhưng nếu chim mái trở về đẻ thêm trứng nữa thì thời gian ấp sẽ kéo dài lâu hơn. Sau thời gian ấp trứng, chim trống sẽ bị sút mất một phần ba trọng lượng. Chim kiwi con không cần cha mẹ mớm mồi, mà sống nhờ một lòng đỏ trứng dự trữ ở bụng. Chim con này ở trong tổ từ 6 đến 10 ngày. Sau đó chim con sẽ theo con trống để đi kiếm mồi. Người ta biết rằng chim kiwi sống đến khoảng hai mươi năm. Bất kể những nét kỳ quặc của nó, hay có thể là vì những nét kỳ quặc đó, chim kiwi đã được người New Zealand châp nhận một cách nhiệt thành. Nó đã trở thành biểu tượng của quốc gia, đánh bại những loài chim có năng khiếu khác về danh hiệu này.
Người New Zealand đã được gọi là ‘Kiwi’ trong Thế chiến thứ I. Cái tên này cũng đã được đặt cho một hiệu xi đánh giày của Úc. Vợ của người chủ hãng xi này là người New Zealand, nên ông ta đã lấy tên ‘Kiwi’ làm nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Bóng Bầu dục New Zealand là quốc gia mạnh nhất về bóng bầu dục trên thế giới và đội bóng quốc gia, đội All Blacks đã trở thành một huyền thoại trong môn thể thao này. Đội All Blacks này đã được coi là một đội vô địch. Một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của đội bóng này bắt đầu từ lúc New Zealand đoạt giải thế giới năm 1987. Đội trưởng Buck Shelford đã dẫn dắt cho đội giữ chức vô địch thế giới trong suốt 3 năm rưỡi, từ 1987 đến 1990. Năm 1990 môn bóng bầu dục trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp và tình hình từ đây đã thay đổi. Những cầu thủ môn bóng bầu dục không còn phải chơi ngoài giờ như trước đó nữa; môn thể thao này đã trở thành nghề của họ và họ đã kiếm được những món tiền lớn qua nghề nghiệp này.
Vịt xanh (Whio)
Vịt xanh là một trong số những loài thú đặc hữu của New Zealạnd. Một đặc điểm nổi bật của loài này là chỉ sống trên sông, nơi mà nó chia sẻ môi trường với chỉ ba loài chim nước khác.
Vịt xanh có thể nhận biết được qua bộ lông màu xám xanh và những đốm màu hạt dẻ đậm trên ngực của chúng.
Loài vịt này sống ở những đoạn sông có nước trong, bờ sông ổn định, ít có tàu bè di chuyển, có nhiều bụi cây tự nhiên và nhiều loài động vật không xương sống sinh sống. Chúng làm tổ trên những hang cạnh bờ sông, những khúc gỗ rỗng hay dưới những bụi cây lanh.
Chim Kaka
Kaka là một loài vẹt lớn, hoạt động chủ yếu vào ban ngày, nhưng cũng rất nhanh nhẹn vào những đêm thời tiết tốl hay trăng tròn. Những bầy kaka huyên náo thường tụ tập với nhau vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Những điệu bộ tức cười và giọng hót khàn khàn của chúng đã làm cho người Maori ví chúng như những người nói huyên thiên và những người hay ngồi lê đôi mách.
Khi những người Âu đầu tiên đến New Zealand, họ thấy kaka có rất nhiều ở các khu rừng ở cả hai đảo. Nhưng từ năm 1930 1oài chim này qui tụ về một số khu vực. Ngày nay, số lượng chim kaka đã giảm nhiều. Giống chim kaka của Đảo Bắc có thể tìm thấy ở một số hòn đảo ngoài khơi, đặc biệt là đảo Barrier Lớn và Barrier Nhỏ, và đảo Kapiti. Một lóài phụ của chim kaka ở Đảo Nam vẫn còn nhiều, phổ biến từ Nelson, qua vùng Bờ biển Tây đến Fiordland.
Chim Kea (giống vẹt núi của New Zealand)
Chim Kea là một loài có tính xã hội cao và thích tò mò, với tiếng kêu gần như tên gọi: ‘keeaa’. Loài này tập trung ở Đảo Nam, với số lượng phỏng chừng từ 1.000 đến 5.000 con. Để có thể tồn tại trong vùng núi cao khắc nghiệt, loài chim này tụ họp thành bầy và sống du cư. Con chim Kea dài khoảng 50 cm và hầu như chỉ ăn thực vật, tuy chúng cũng thích côn trùng và ấu trùng. Kea là loài chim hiện nay đã được bảo tồn.
Chim Kereru (loài hồ câu nguyên thủy của New Zealand)
Đây là một loài chim lớn với bộ lông màu xanh lục ngả xám trên lưng và đầu, còn ngực màu sáng trắng. Tiếng vỗ cánh theo nhịp bay chậm của chúng tạo ra một âm thanh rất rõ trong rừng. Loài chim này được tìm thấy ở hầu hết các khu rừng vùng đất thấp trên cả Đảo Bắc lẫn Đảo Nam, ở đảo Stewart và nhiều đảo lân cận.
Mặc dù hiện nay loài này vẫn còn khá phổ biến ở những khu rừng lớn, số lượng của chúng đang giảm sút nhanh chóng vì mất môi trường sống, bị ăn thịt, cạnh tranh lẫn nhau và bị con người săn bắn. Mặc dù Kereru trước đây vẫn được săn bắn để lấy thịt và lông, ngày nay việc săn bắn đã bị cấm để bảo tồn loài chim này.
Chim Mohua
Chim Mohua là một loài chim nhỏ ăn côn trùng, chỉ sống ở những khu rừng của Đảo Nam và đảo Stewart. Chim này có một vệt màu vàng sáng rất đẹp ở đầu và ngực, trong khi phần còn lại màu nâu điểm những vệt mờ màu vàng và màu ô-liu. Vào thập kỷ 1800, loài Mohua là một trong những loài chim có nhiều nhất và dễ tìm nhất trong số các loài chim rừng. Ngày nay loài Mohoua, cùng giống với chim Mohua, đã có nguy cơ diệt chủng. Loài Mohua thì đã biến mất ở những khu rừng lớn, ít có sự thay đổi và số lượng của chúng cũng đang bị giảm sút
Trước đây loài Mohua sống ở những khu rừng gỗ cứng. Ngày nay người ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở những khu rừng sồi với đất đai màu mỡ, nơi chúng có tìm được nhiều thức ăn. Khi những người Âu đến đây lần đầu, loài chim này vẫn còn có rất nhiều. Nhưng rồi việc phá rừng và du nhập những loài thú ăn thịt như chuột, chồn và thú có túi ô-pết đã có tác dụng tàn phá đối với sự tồn tại của chim Mohua.